Nhân cà phê

Showing all 3 results

Nhân cà phê với giá rẻ và chất lượng tốt là từ khoá được mọi người tìm kiếm nhiều nhất trong ngành cà phê thời điểm hiện tại. Bởi lẽ, trên thị trường hiện tại đang có quá nhiều sự cạnh tranh lẫn nhau, cũng như là chất lượng không được đảm bảo. Hãy cùng Opetit tìm hiểu về đặc điểm của loại cà phê này cũng như cách sơ chế và bảo quản chúng sao cho hiệu quả nhất.

1. Cà phê nhân là cà phê gì? 

Cà phê nhân là cà phê gì? 
Cà nhân là những hạt cà phê sống chưa qua rang xay

Cà phê nhân, hay còn có tên gọi khác là hạt cà phê sống, cà phê hạt xanh. Tên tiếng anh là Green Coffee, còn tại Mỹ được gọi là Raw Coffee. Đây là những hạt cà phê còn sống chưa qua rang xay. 

Nhân cà phê là thành phẩm sau quá trình sơ chế cà phê tươi khi thu hoạch tại vườn. Cà phê nhân là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến cà phê rang xay, đồng thời là chất phụ gia cho ngành chế biến thực phẩm, đồ uống.

2. Những đặc điểm của cà phê nhân 

Tùy vào giống cà phê mà nhân cà phê của chúng cũng được chia thành những cái tên khác nhau. Mỗi loại cà phê nhân đều có đặc điểm riêng. Hiện tại được chia thành 3 loại:

2.1 Cà phê Robusta

Những đặc điểm của cà phê nhân 
Nhân cà phê Robusta cứng và chắc hơn các loại cà phê khác

Robusta rất thích hợp sinh trưởng ở những đồi núi dưới 1000m. Việt Nam là nơi lý tưởng cho loại cà phê này. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, vì là nơi có điều kiện thuận lợi nhất. Cà phê Robusta là loại hình được trồng phổ biến nhất nước ta do Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có khí hậu thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của giống cà phê này.. Thường thì Robusta có vị đắng, nhưng hậu vị ngọt nếu sơ chế từ trái chín. Nhân Robusta cũng chắc và cứng hơn so với các loại nhân khác. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài Robusta còn có các loại giống cà phê khác như Arabica, Moka, Catimor, Typica, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là Robusta.

2.2 Cà phê Arabica

Những đặc điểm của cà phê nhân 
Arabica có vị chua thanh nhẹ nhàng không đắng như cà phê Robusta

Cà phê Arabica thường phát triển ở độ cao từ 800m trở lên, chúng tập trung ở khu vực có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ từ 15 – 24 độ C. Arabica được trồng chủ yếu ở Brazil và một số vùng cao nguyên tại Việt Nam như Cầu Đất Đà Lạt, nơi có địa hình từ 1200m trở lên, cho chất lượng cà phê cao. Người Pháp đã đem đến Đà Lạt trồng từ rất sớm hai giống cà phê Arabica và Moka. Vì thế, hai giống cà phê từ thời Pháp cũ này giờ vẫn được ưa chuộng. Arabica có vị chua thanh nhẹ nhàng và có nhiều hương trái cây chín, không đắng như Robusta vì lượng cafein thấp, và nó cũng dịu nhẹ và mềm hơn.

>>> Xem ngay: Nhân Arabica Cầu Đất 

2.3 Cà phê Moka

Những đặc điểm của cà phê nhân 
Cà phê Moka là một trong những cà phê ngon nhất thế giới

Ngoài ra, không thể không nhắc đến cà phê Moka, một loại cà phê quý hiếm và được ưa chuộng bởi hương vị đặc biệt. Moka là một chi của Arabica chính vì vậy nó thừa hưởng gen của Arabica. Tuy nhiên do nó được đột biến tiến hóa hơn nên nó nổi tiếng với hương vị phức tạp hơn và mang hương vị trái cây chín nhiều hơn Arabica. Moka cũng thường mang những nốt hương Socola hoặc Caramel tinh tế, khiến người thưởng thức say mê. Hạt Moka nhỏ, tròn trịa và thường có màu sáng hơn so với các loại cà phê khác. Giống cà phê này phát triển tốt nhất ở các vùng cao nguyên, nơi có khí hậu mát mẻ, điển hình như Đà Lạt của Việt Nam. Nhờ điều kiện khí hậu lý tưởng, Moka tại đây sở hữu hương vị đặc trưng, khác biệt, xứng đáng là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới.

>>> Xem ngay: Nhân Moka Cầu Đất

3. Các cách phân loại hạt cà phê nhân 

Các cách phân loại hạt cà phê nhân 
Phân loại giúp loại bỏ tạp chất và những hạt không đạt tiêu chuẩn

Nhân cà phê dù được dùng để xuất khẩu hay chế biến, thì vẫn luôn cần phải phân loại. Mục đích là loại bỏ những tạp chất và những hạt không đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, phân loại cà phê còn giúp tạo cơ sở cho hệ thống giá cả hợp lý. 

3.1 Phân loại nhân cà phê theo kích cỡ

Phân loại theo kích cỡ hạt là một trong những tiêu chí quan trọng, vì kích thước hạt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cà phê rang. Mục đích của việc phân loại này là để đảm bảo quá trình rang cà phê diễn ra đều và thống nhất, từ đó cải thiện chất lượng cà phê, tránh tình trạng cháy hoặc không chín đều giữa các hạt. Các kích cỡ sàng thông dụng bao gồm sàng 18, sàng 16 và sàng 14, không phân biệt giữa nhân Robusta và Arabica. Việc sử dụng kích thước sàng phụ thuộc vào cấu tạo của máy sàng chứ không theo loại cà phê.

3.2 Phân loại theo giống cà phê 

Đây là phương pháp phân loại phổ biến khác, dựa trên đặc điểm của từng giống cà phê:

  • Arabica: Nổi tiếng với hương vị tinh tế, thanh tao, ít đắng, nhiều chua, có hàm lượng caffeine thấp. Thích hợp trồng ở những vùng có độ cao trên 800m.
  • Robusta: Vị đắng đậm, hàm lượng caffeine cao, mang đến sự tỉnh táo và sảng khoái tức thì. Dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu nóng với độ cao dưới 1000m.
  • Moka: Hương vị phức tạp, thường có nốt hương Socola hoặc Caramel trộn lẫn với hương trái cây chín, kích thước hạt nhỏ, màu sáng. Thích hợp trồng ở các vùng cao nguyên.

4. Cách sơ chế cà phê nhân xanh 

Hạt cà phê sau khi thu hoạch sẽ trải qua quá trình sơ chế để trở thành những hạt nhân cà phê thành phẩm. Quá trình này có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hương vị, độ chua, độ đắng và cấu trúc của cà phê. Dưới đây là ba phương pháp sơ chế cà phê phổ biến nhất:

4.1 Sơ chế ướt

Phương pháp này bao gồm khi trái cà phê chín được thu hoạch sẽ được rửa và tách vỏ. Lớp vỏ thịt của trái cà phê chính sẽ được ngâm ủ trong khoảng 24-48 tiếng. Sau đó, nhân cà phê  được rửa sạch lại bằng nước để loại bỏ lớp màng và đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Phương pháp này giúp cho vị cà phê trở nên thanh mát, nhưng chỉ thích hợp áp dụng trong những điều kiện khí hậu thời tiết nhất định. Nhược điểm là tốn nước nhưng lại có ưu điểm là nâng cao năng suất.

4.2 Sơ chế khô (sơ chế tự nhiên)

Sơ chế khô là phương pháp truyền thống chế biến cà phê bằng ánh nắng mặt trời, tạo ra hương vị cà phê đậm đà với nốt hương trái cây và vị ngọt đặc trưng. Có hai loại sơ chế khô:

  • Sơ chế nguyên trái: Toàn bộ quả cà phê chín sau khi thu hoạch sẽ được rửa và được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, bao gồm vỏ và thịt, giúp hạt thấm đẫm vị ngọt tự nhiên của lớp cùi thịt của trái cà phê chín, tạo nên hương vị phức tạp và hậu ngọt sâu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian phơi dài và công sức nhiều hơn, đồng thời sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
  • Sơ chế tách vỏ: Sau khi thu hoạch, vỏ được tách ra và chỉ phơi phần nhân. Phương pháp này tiết kiệm thời gian và công sức, dễ kiểm soát chất lượng, và thân thiện với môi trường hơn vì tiết kiệm nước. Tuy nhiên, hương vị cà phê không phức tạp và vị ngọt cũng như hậu vị không đậm đà như sơ chế nguyên trái.
Cách sơ chế cà phê nhân xanh 
Sơ chế nguyên trái giúp cho hạt thấm đẫm vị ngọt tự nhiên của lớp cùi thịt cà phê chín

4.3 Sơ chế Honey

Phương pháp sơ chế Honey kết hợp giữa ưu điểm của cả sơ chế ướt và sơ chế khô, mang đến hương vị cà phê đa dạng với độ ngọt phong phú. Sau khi thu hoạch, trái cà phê được rửa sạch và tách vỏ. Nhân cà phê được ngâm ủ trong bể nước trong khoảng thời gian nhất định (thường từ 12 đến 48 giờ), sau đó đem phơi lẫn với vỏ cà phê. Quá trình lên men tự nhiên trong thời gian ngâm ủ cùng vỏ cà phê tạo nên hương vị độc đáo cho cà phê, đồng thời, thời gian ngâm ủ và thời gian phơi quyết định độ ngọt của hạt cà phê thành phẩm.

5. Bảo quản cà phê nhân xanh như thế nào? 

Cần có phương pháp bảo quản hợp lý với từng loại cà phê

Mỗi loại nhân cà phê sẽ có thời gian tươi khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của chúng nên hầu như rất khó thay đổi. Vậy nên để cà phê nhân xanh có thể giữ được độ tươi và đảm bảo chất lượng tốt, bạn cần phải có phương pháp bảo quản phù hợp. Vậy bảo quản cà phê nhân xanh là gì và cần phải làm gì đối với từng phương pháp?

5.1 Bảo quản cà phê nhân trong môi trường lý tưởng

Từ khi cà phê nhân được chế biến và sẵn sàng vận chuyển, độ ẩm của cà phê nên duy trì ở mức từ 8% đến 12,5%. Việc này nhằm để đảm bảo cà phê không bị mốc hay là quá khô. 

Hoạt độ nước ở trong môi trường này nên luôn luôn giữ trong khoảng từ 0,5% đến 0,7% aw. Vì đây là tiêu chí phù hợp với các quy trình an toàn thực phẩm. Nếu như hoạt độ nước quá cao, các vi sinh vật có trong cà phê sẽ phát triển nhanh. Và từ đó gây ra mùi chua hoặc hư hại cho hạt. 

5.2 Bảo quản trong bao bì chất lượng

Bạn nên sử dụng bao bì có khả năng chống thấm và chống nước càng cao càng tốt. Đây là phương pháp khả thi nhất, vì không một ai có thể đảm bảo cà phê luôn luôn được ở trong môi trường lý tưởng, hay như là luôn luôn tránh được ánh sáng mặt trời, không khí,…

Bên cạnh đó, đã có nhiều nhà cung ứng đã sử dụng các loại bao bì cải tiến riêng dành cho cà phê xanh. Chúng được làm từ chất liệu đặc biệt và thiết kế nhiều lớp bảo vệ hơn. Từ đó có thể giúp cà phê giữ độ tươi và giữ được hương thơm lâu hơn một năm. Chúng ta cũng có thể tái sử dụng và chúng cũng dễ dàng phân hủy để bảo vệ môi trường. 

Trên đây O’petit đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến cà phê nhân là gì cũng như cách bảo quản và sơ chế. Nhân cà phê luôn được nhiều người quan tâm trên phương diện giá cả. Opetit luôn tự hào rằng mình là đơn vị cung cấp cà phê nhân chất lượng tốt với giá tốt nhất trên thị trường.

420,000
220,000

Nhân cà phê

Nhân Robusta 1kg

145,000
Tiki
Tiki
036-382-2407